CHIA SẺ

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CHÈ XANH

Chè Xanh loài Cây Công Nghiệp dài ngày, cây cho thu hoạch Lá Chè sau từ 4-5 năm trồng. Nếu được chăm sóc tốt Chè cho năng suất tối đa và có tuổi thọ khá cao lên đến 20 năm.Vì thế, Các kỹ thuật chăm sóc Cây Chè Xanh Bà con nhà vườn cần quan tâm và áp dụng đúng kỹ thuật.



Cách chăm sóc Cây Chè Xanh

Công việc chăm sóc Chè Xanh sau trồng chủ yếu là giặm cây con, tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng trừ cỏ dại và đặc biệt là đốn Chè phải được tiến hành qua nhiều giai đoạn.

Trồng giặm cây con và tưới nước sau trồng

Năm đầu tiên sau trồng, Vườn Chè Xanh không thể phát triển đồng đều được vì thế ta cần trồng giặm vào những khoảng trống, thay thế những cây còi cọc, kém phát triển, cây bị chết.

Thời vụ trồng giặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2) mưa nhỏ, đất vừa ẩm. Đối với đồi Chè lớn tuổi thì việc trồng giặm thường tiến hành vào tháng 8 –10 (phía Bắc), tháng 9 – 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.

Tưới nước: Cây con rất cần nước vì thế Bà con cần chú ý tưới cho Chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày). Bà con cần tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định sẽ cho hiệu quả cao hơn các phương pháp khác.

Bón phân cho Cây Chè Xanh

Bón phân cho Chè Xanh sẽ chia làm nhiều giai đoạn bao gồm: Bón lót trước khi trồng, bón phân thời kỳ 3 năm đầu, bón phân thời kỳ kinh doanh, bón thúc hàng năm…


Bón phân cho Cây Chè Xanh

Trong quá trình bón phân đặc biệt là thời kỳ Cây Chè Xanh cho kinh doanh, Bà con cần kết hợp cuốc lật toàn bộ diện tích, đào rạch giữa hai hàng Chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá Chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha.

Các loại phân thường được sử dụng để bón là phân hữu cơ, MgSO4, NPK, phân lân…tuy nhiên tỉ lệ phân bón như thế nào thì Bà con cần hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông địa phương, bởi còn tùy vào điều kiện đất đai Bà con đang trồng là đất giàu hay nghèo dinh dưỡng. Vườn Chè Xanh là Vườn Chè mới hay đã lâu năm.

Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh

Làm cỏ: Bà con cần thường xuyên và định kỳ loại bỏ cỏ dại trong Vườn Chè bằng cách xới cỏ đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng Chè. Đồng thời, Bà con có thể kết hợp trồng xen Cây Phân Xanh, Đậu Đỗ…để cải tạo đất.

Phòng trừ sâu, bệnh hại Chè bằng biện pháp tổng hợp, Bà con cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh thường là biện pháp canh tác (xới cỏ, vệ sinh Vườn Chè, bón phân, tạo tán đúng giai đoạn…); biện pháp sinh học (đảm bảo mật độ trồng Chè, trồng Cây Bóng Mát, trồng xen canh, cân bằng sinh thái Vườn Chè Xanh…); biện pháp hóa học ( phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi Chè mới bị bệnh, không phun thuốc định kỳ)

Bà con dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt Chè.

Đốn tạo hình, nâng cao năng suất Chè

Cây Chè Xanh khác với những loại cây khác, sản phẩm chính là Lá Chè vì thế việc đốn Chè có tác dụng đặc biệt hơn cả và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Chè. Thời gian đốn Chè từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 hàng năm.


Đốn tạo hình, nâng cao năng suất Chè

Đốn tạo hình: Việc này được tiến hành khi Cây Chè Xanh được 2-3 tuổi, Bà con tiến hành đốn thân và đến cành Chè mỗi năm 1 lần.

Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm Bà con đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành lá, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương.

Đốn lửng: Những Đồi Chè Xanh đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc Chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm.

Đốn đau: Những Đồi Chè Xanh được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm.

Đốn trẻ lại:
Những Nương Chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm.